Cũng chỉ vì một cái duyên định mệnh năm nay lại được đón xuân trên thung lũng của một tỉnh miền trung. 26 tết dạy xong tiết 2 cho các em lao động dọn vệ sinh lớp sạch sẽ , nói lời chúc tết với bọn trẻ tạm biệt ngôi trường xinh xắn về nhà. Ba đưa cho một lá thư giới thiệu một " thầy" đã chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo ở một tỉnh miền trung với một câu nói gửi vào đó bao hi vọng : " đi đi con ". Bé Công xung phong: đểcon đưa chị đi. Không chờ anh Khoa vào hai chị em thu xếp hành lý để lên đường.28 tếtKhông mua được vé tàu hai chị em trèo lên một chiếc xe " Vũng Tàu _Đà Nẵng" mua dư một ghế để có chỗ nằm không sợ bị chen lấn và rồi miền trung thẳng tiến. Ngay từ lúc lên xe đã được hưởng một không khí về tết. Những em bé mặc áo mới với những đôi giầy đủ màu sắc, chạy lăng xăng. Những ông bố mang nào bia nào nước ngọt chất đầy quanh chỗ ngồi, một dãy các túi quà tết được gói trong giấy kiếng các màu sắc... tự hỏi tại sao không để về quê mới mua mà mang vác cho nặng...Những người đi xe có vẻ quen biết nhau nhiều thì phải, họ nói giọng miền trung ấm và nặng hơi khó nghe, chỉ có hai chị em như lạc lõng trong cộng đồng về tết.Xe chạy được một đoạn thì bé Công đã làm quen được với mấy đứa trẻ trên xe , mấy anh em hát hò kể chuyện gì đó thật vui vẻ . Mình cầm cuốn sách đọc cho quên đi quãng đường xa . Lần đầu tiên đi xe ô tô xa như thế này nên rất lo lắng . Xe chạy hết địa phận tỉnh Bà Rịa _Vũng Tàu ra ngã ba Long Khánh chuyển hướng đi về Phan Thiết. Nắng và nóng , nắng vàng như mật ong đặc sánh ngoài cửa xe, chợt bật cười nhớ cái lạnh đang hoành hành ở miền bắc,tự nhiên lẩm bẩm mấy câu của bài bát " Gửi nắng cho em". Hai bên đường quốc lộ cái nắng làm cho cảnh vật có vẻ tiêu điều xơ xác, những cánh đồng cỏ mốc trắng , xa xa những dãy núi trơ trọi vắng đi màu xanh của cây cỏ, cảm thấy nhức mắt lại vùi dầu vào cuốn sách... Bọn trẻ con và em Công đã thiu thiu ngủ trên xe, một vài người hút thuốc lá nên không khí rất khó chịu . Mở hé cửa kính cho bớt mùi thuốc lá, không khí ùa vào khô và nóng làm da mặt căng và rát.... Chiều xe chạy đến Nha Trang không khí dịu lại , cảnh ở đây đẹp , cây cối xanh mướt, khi xe chạy ven biển cả một vùng trời nước mênh mông xanh ngắt mở ra trước mắt, tự nhiên thấy phấn chấn muốn hát lên và muốn làm thơ... tự hỏi không biết khi đi qua đây vào Bình Thuận trong chuyến du lịch với một người bạn anh ấy đã nghĩ gì?Em Công chợt tỉnh giấc năn nỉ chị nằm xuống ngủ đi một lát trời mát dịu rồi. Nằm gối đầu vào lòng em Công nước mắt chợt ứa ra, cảm giác được anh nó ấp ủ, yêu thương chợt ùa về đau thắt... Xe qua đèo, không khí lạnh làm mọi người xuýt xoa, bé Công lấy cái chăn nhỏ mang theo đắp lên người chị , chẳng hiểu cu cậu nghĩ gì thấy cứ vỗ vào lưng chị , đôi lúc vuót tóc và nắm lấy bàn tay mình nhè nhẹ... Dạo này cu cậu hay quan tâm đến mọi người ,đến mình, trong lòng chợt vui ,em của chị lớn nhiều rồi... Hai giờ đêm xe đến Bồng Sơn hai chị em xuống xe, trời lạnh , mặc thêm áo, quấn người trong cái chăn nhỏ gọi taxi vào phố thuê phòng trọ để ngaỳ mai đi tiếp về thượng nguồn sông An Lão, một nhánh của con sông Côn thuộc tỉnh Bình Định. Chủ phòng trọ tròn mắt nhìn hai chị em, ánh mắt mang hình những dấu hỏi lớn, chợt buồn cười thấy mình và em Công như hai đứa trẻ vị thành niên trốn nhà đi hoang trong mấy ngày tết...Đặt mình xuống hai chị em ngủ ngay, say sưa, không mộng mị cho đến 8 giờ sáng mới tỉnh giấc . Ăn sáng xong ,hỏi đến nơi đỗ xe đi về thung lũng An Lão.Đường đi thật xấu , xe cứ run bần bật, nghiêng ngả, mình nôn thốc nôn tháo rũ xuống như tàu lá héo , bé Công lo lắng ôm chị vào lòng cứ động viên cố lên chị sắp đến rồi...Hơn 10 giờ xuống xe từ đây phải thuê xe ôm đi lên làng dân tộc . Vừa bước xuống xe chợt choáng váng ngã xuống chân em Công ngất xỉu, khi tỉnh lại thấy mình đang nằm trong căn phòng sạch sẽ xinh xắn . Người đầu tiên nhìn thấy là một chú người bé tẹo nhưng có đôi mắt thật hiền . Chú hỏi: con thấy trong người khoẻ chưa bằng giọng rất nặng nhưng ấm, nhìn phía sau chú thấy em Công đang cười yên tâm hẳn . Sau đó hỏi và được biết chú làm nghề y tá ở đây, lại được biết thêm con trai của chú anh Tín là chủ tịch xã của cái làng dân tộc mà mình cần đến , phù , may quá. Chú tiêm thêm cho hai mũi thuốc mình lại ngủ thiếp đi . Tỉnh dậy thấy một dì khoảng 50 tuổi đang ngồi bên cạnh không thấy em Công đang định hỏi thì dì nói em con đang ăn cơm, con dậy ăn một chút cháo cho khoẻ.Cháo ở đây nấu rất loãng, hạt gạo không nở hết, được nêm gia vị rất ngon ( có lẽ cũng tại bụng đói) tuy nhiên rất cay.Ăn xong thấy trong người khoẻ hơn, bước ra khỏi phòng thấy em Công đang ngồi ăn rất ngon lành . Nhà chú Hai Đức ( chủ nhà) có đến 7 người con mấy anh lớn đã lấy vợ có 6 đứa cháu hôm nay tụ tập về ăn cúng tất niên đông kín phòng ăn, lũ trẻ cho ngồi ăn riêng ở phòng ngoài , ai cũng vui vẻ và rất thân thiện(tự nhủ mình chắc ở ác gặp lành)...
(mai viết tiếp)
........................
Thung lũng An lão như một bức tranh vào mùa xuân. Thời tiết ở đây đẹp, nắng nhạt không khí se lạnh , cái lạnh hơi buốt toả ra từ những dãy núi. Bốn xung quanh ngước lên chỉ thấy núi vậy mà đi mãi vẫn thấy con đường phía trước. Trên đường đi vào làng dân tộc chú Đức chỉ cho xem dãy núi Ba Tơ, nơi đây gắn liền với một phong trào cách mạng, là căn cứ hoạt động của đội du kích Ba Tơ, cũng từ đây bắt đầu một " cơn lốc trên cao nguyên " giải phóng miền nam năm 1975. An Lão là một xã Anh hùng của tỉnh Bình Điịnh , chú Đức kể 100% các gia đình ở đây đều tham gia cách mạng , có gia đình dòng họ hi sinh quá nửa, theo tay chú chỉ ngẩng lên nhìn đỉnh ngọn núi cao, nơi đây và ngọn núi đối diện ngày xưa Mỹ đặt pháo ngày đêm nã xuống thung lũng ,Nhắm mát lại, ôm chặt lưng chú để đỡ sóc nghĩ về ngày ấy và tự hỏi phải mất hơn 30 năm với sự nỗ lực của những người dân xã anh hùng và sự trợ giúp của chính phủ mới có một thung lũng trù phú và đẹp như một bức tranh này, mới thấy hết giá trị của chiến thắng ,của bốn chữ Giải phóng dân tộc. Làng ở đây nằm dọc hai bờ của thượng nguồn sông An Lão. Nhìn những bãi ngô non đang khoe cờ, những bãi dâu xanh mướt chạy dài đến sát mép nước , những vạt rau cái hoa vàng , nhìn dòng nước trong vắt lững lờ trôi về xuôi thấy lòng nhẹ nhàng , cảm nhận được sự thanh bình trong từng cơn gió. Đi được một đoạn nữa thì không đi xe máy được. Bốn bố con chú cháu bỏ xe lại bên đường để đi bộ. Mình tròn mắt ngạc nhiên hỏi thế xe để thế không mất ạ chú thì chú cười . Anh Tín nói ở đây không mất trộm, người dân thật thà chăm chỉ và rất quý người. Anh nói đùa em đến đây sẽ không muốn về nữa đâu. Anh Tín và em Công mang ba lô hành lý còn chú Đức dắt mình trèo , mới đi được một đoạn thấy choáng váng , con đường lúc này phải đi qua một con suối cạn . Anh Tín chuyển ba lô cho chú Đức và cõng mình qua suối , anh nói em không đi được nữa đâu để anh cõng , chú Đức cũng nói vậy. Trên lưng anh Tín nước mắt mình lại ứa ra thầm gọi: anh của em có nhìn thấy em vẫn được yêu thương trong cuộc đời dù anh không còn ở bên em nữa không?Trời về chiều khí núi toả ra lạnh hơn , em Công khoác thêm cho mình cái áo măng tô. Chẳng biết tại sao lại ngủ thiếp đi trên lưng anh Tín cho đến khi em Công nói đến rồi và vỗ vào chân mình mới choàng tỉnh giấc. Căn nhà của ông Vương ( thầy thuốc) dựa lưng vào núi, nhà nhỏ và sạch sẽ. Nhà hơi vắng chỉ thấy có hai vợ chồng , anh Tín nói còn có hai vợ chồng người con trai và mấy đứa bé nhưng lúc này không có ai ở nhà.Trong nhà đã tràn ngập không khí tết. Giữa nhà trên tủ thờ là bộ lư đồng đánh bóng loáng từ đó mùi hương trầm lặng lẽ lan toả trong không gian làm ta có cảm giác ấm cúng . trong nhà toàn màu đỏ , màu của các lễ hội mà ta thường gặp được trang trí ở vùng thôn quê. Trên tường có hai tấm lịch treo tường và mấy tờ áp phích quảng cáo mì ăn liền và sữa cô gái Hà Lan....
( mai viết tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét